Bàng là loại cây thường được trồng lấy bóng mát. Trong dân gian rất ít người biết lá bàng có tác dụng điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có viêm tai giữa. Dưới đây là một số cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng người bệnh có thể tham khảo và thực hiện.
Đang xem: Cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc dân gian
Lá bàng có chữa được viêm tai giữa không?
Cây bàng được trồng rất phổ biến ở khắp cả nước. Lá bàng có kích thước to hơn lá của những loài cây thông thường. Hình dạng giống như chiếc thìa, mặt trên nhẵn, mặt dưới thì có lông, chiều dài thường từ 20 đến 30cm, chiều rộng từ 10 đến 13 cm.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá bàng có chứa các hoạt chất tanin, flavonoid, phytosterol,… Đây là các dưỡng chất có tác dụng giúp các vết thương ngoài da nhanh lành. Đồng thời, chúng còn ngăn ngừa và chống viêm nhiễm, thúc đẩy sự hình thành, tái tạo các tế bào mới.
Xem thêm: Cách Kiểm Tra Dịch Vụ Đang Sử Dụng Vinaphone Đang Sử Dụng Đơn Giản, Nhanh Chóng
Đặc biệt, hoạt chất tanin được ví như loại thuốc sát khuẩn, sát trùng và chống mưng mủ hiệu quả. Flavonoid là chất có khả năng chống oxy hóa giúp tiêu diệt và trung hòa các gốc tự do gây hại. Punicalagin có tác dụng ức chế hoạt động vi sinh gây hại. Hoạt chất saponin được đánh giá cao với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, phytosterol là chất có hiệu quả giảm sưng viêm nhanh chóng.
Xem thêm: Hiệu Quả Khi Chữa Kinh Nguyệt Không Đều Bằng Ovaq1 Để Có Con Được Không?
Theo Đông y, nhựa lá bàng có vị chát, có tác dụng tiêu mủ, diệt khuẩn, thúc đẩy vết thương lành nhanh và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh lây lan sang các vị trí xung quanh tai. Công dụng chính của lá bàng là chữa cảm sốt, sâu răng, nhiệt miệng, viêm họng, viêm tai, bệnh trĩ, mụn nhọt, dạ dày, bệnh phụ khoa,…
Nếu áp dụng bài thuốc từ lá bàng không hiệu quả, người bệnh cần thay đổi cách chữa phù hợp hơn
Viêm tai giữa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và dẫn đến biến chứng làm giảm chức năng nghe. Chính vì vậy, ngay từ khi cơ thể có dấu hiệu sưng đau tai kéo dài người bệnh cần thăm khám để xác định tình trạng bệnh đang mắc phải và điều trị kịp thời.