Trang BuzzFeed đã đưa ra cho cộng đồng bạn đọc của mình câu hỏi: “Những cuốn sách nào mà lứa tuổi 20 nên đọc?” Những tác phẩm được bình chọn đa số xoay quanh chủ động lối sống hiện đại, học đường và những rắc rối tình yêu tuổi mới lớn.
Đang xem: Những cuốn sách nên đọc ở tuổi 20
Một trong số đó là những tác phẩm kinh điển như On the Road (Jack Kerouac), Beloved (Toni Morrison), The Alchemist (Paulo Coelho) hay Of Human Bondage (W. Somerset Maugham). Qua đó có thể thấy rằng, độc giả trẻ Mỹ vẫn luôn cố gắng tìm đọc những tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc của thế giới.
Và dưới đây là 35 cuốn sách được bạn đọc tiến cử nhiều nhất.
1. Wild – Cheryl Strayed
(Tạm dịch: Chuyến phiêu lưu hoang dã)
Một câu chuyện về nỗi mất mát, vỡ mộng và cuối cùng là sự hàn gắn trong chuyến du hành đơn độc trên suốt 1.000 dặm đường dọc theo tuyến đường mòn Pacific Crest Trail.
“Nỗi sợ hãi… bắt nguồn từ câu chuyện ta kể cho chính ta nghe, do vậy tôi chọn cách kể cho mình một câu chuyện khác… Tôi quyết định mình an toàn. Mình mạnh mẽ. Mình can đảm.”
2. Yes Please – Amy Poehler
(Tạm dịch: Vâng, Xin mời.)
Một tác phẩm hài hước nổi bật của nhà văn Poehler với những thử thách, những chiến thắng và nét tinh tế. Một quan điểm không hề thiên vị của bà hoàng chuyện hài đạt đến đỉnh điểm.
“Tôi không còn muốn ở gần bên những người chuyên chỉ trích hoặc bàn tán về những việc người ta làm nữa. Tôi muốn ở gần bên những người có ước mơ, cổ vũ và thực hiện mọi việc.”
3. On the Road – Jack Kerouac
(Trên đường – Người dịch: Cao Nhị – Nxb Văn học và Nhã Nam – Tái bản 2014)
Cuốn tiểu thuyết kinh điển viết về cảm nhận của những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết sau khi lao vào sống trong thế giới của riêng họ.
“Sau lưng tôi không có gì cả, tất cả đều ở phía trước, y hệt như khi ở trên đường.”
4. My Year with Eleanor – Noelle Hancock
(Tạm dịch: Một năm đối mặt với nỗi sợ hãi)
Kết thúc cuộc sống từng quen thuộc, tác giả quyết định làm theo lời khuyên của Eleanor Roosevelt: “Mỗi ngày, hãy thực hiện một việc mà bạn thấy sợ phải thực hiện”, dấn thân vào “Một năm đối mặt với nỗi sợ hãi”.
“Mục đích của cuộc đời là sống cho ra sống, là nếm trải đến tận cùng các trải nghiệm, là hăm hở nắm lấy những trải nghiệm mới mẻ hơn, giàu hương vị hơn mà không mảy may sợ hãi.”
5. The Answer to the Riddle Is Me: A Memoir of Amnesia – David Stuart MacLean
(Tạm dịch: Tôi chính là lời giải đáp cho điều bí ẩn: Tự truyện của người mắc chứng quên)
Là tự truyện của một người phải đấu tranh để tái lập cuộc sống của mình sau khi mắc phải chứng quên, đồng thời anh cũng phải đối phó với nỗi chán chường đi cùng với căn bệnh ấy.
“Buồn chán không phải là thứ tâm trạng mà bạn có thể tống khứ đi bằng sự nhanh trí. Bạn không thể nào khôn lanh hơn nó. Thỉnh thoảng, bạn sẽ phải đối phó với nỗi đau.”
6. Beloved – Toni Morrison
(Thương – Người dịch: Hồ Như – Nxb Phụ Nữ – 2008)
Ám ảnh, hấp dẫn cùng với lời văn đẹp, Thương viết về những ảnh hưởng kéo dài của chế độ chiếm hữu nô lệ và về cách thức đối mặt với quá khứ, hiện tại và tương lai của các nhân vật trong truyện khi được giải thoát khỏi kiếp nô lệ.
“Việc tự phóng thích mình là một chuyện; việc đòi quyền sở hữu thứ đã giải thoát mình khỏi thân phận nô lệ lại là chuyện khác.”
7. The Opposite of Loneliness – Marina Keegan
(Tạm dịch: Đối lập với nỗi cô đơn)
Gần như ngay sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2012, Marina Keegan bị chết thảm trong một tai nạn ô tô, người ta phát hiện ra cô đã để lại cho thế gian những áng truyện ngắn ấn tượng. Cuốn sách là một góc nhìn của tác giả về những trải nghiệm độc nhất vô nhi trong trường đại học và với những tình huống cụ thể, nó cũng là một sự nhắc nhở thấm thía rằng cuộc đời là vô cùng quý giá.
“Chúng ta cần phải ghi nhớ rằng mình vẫn có thể làm được bất cứ việc gì. Chúng ta có thể đổi ý. Chúng ta có thể bắt đầu lại từ đầu.”
8. Tuesdays with Morrie – Mitch Albom
(Lớp học cuối cùng – Người dịch: Hương Phong – NXB Trẻ – 2004)
Ngồi nghe lời khuyên răn của người lớn không phải lúc nào cũng là việc dễ chịu. Lớp học cuối cùng vào những ngày thứ ba giữa thầy Morris với cậu học trò bên giường bệnh của thầy đã thay đổi suy nghĩ ấy khi vị giáo sư già đã đưa ra những lời khuyên thâm thúy nhất về cuộc đời và cả về ý nghĩa của cuộc sống.
“Con sẽ khiến cho cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa khi con hiến đời mình cho những người con yêu thương… cho những người sống quanh con… cho việc sáng tạo ra những thứ mang đến cho con mục đích và ý nghĩa sống.”
9. The Handmaid’s Tale – Margaret Atwood
(Chuyện người tùy nữ – Người dịch: An Lý – NXB Văn học và Nhã Nam – 2009)
Lấy bối cảnh là một nên chuyên chế độc đoán, một địa ngục trần gian, Chuyện người tùy nữ kể về cuộc tranh đấu quyết liệt của một người phụ nữ giành quyền tự quyết định và phải đứng trước nguy cơ mất đi chính cuộc sống mà cô đang kiếm tìm.
“Đừng để cho những kẻ khốn nạn áp bức các bạn.”
10. The Alchemist – Paulo Coelho
(Nhà Giả kim – Người dịch: Lê Chu Cầu – NXB Văn học và Nhã Nam – 2014)
Một cuốn tiểu thuyết không hề chịu ảnh hưởng của thời gian về việc theo đuổi những ước mơ của minh và về việc lắng nghe tiếng nói khẽ khàng, tĩnh tại của nội tâm trong suốt cả cuộc đời.
“Thế nhưng, bí mật cuộc đời chính là vấp ngã bảy lần mà đứng dậy tám lần.”
11. The Secret History – Donna Tartt
(Tạm dịch: Lịch sử không công bố)
The Secret History là những suy tư về chuyện sẽ xảy ra khi không còn các đường biên giới và cuộc đời như ta hằng biết sẽ vĩnh viễn thay đổi.
“Đó là một ý tưởng kỳ quặc mà vô cùng thâm thúy. Nhan sắc là nỗi kinh hoàng. Bất cứ thứ nào ta cho là đẹp, ta sẽ đều thấy run mình trước nó.”
12. The Art of Asking – Amanda Palmer
(Tạm dịch: Nghệ thuật yêu cầu)
Yêu cầu người khác giúp mình là việc hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng đó là một trong những bài học khó nhất song lại là quan trọng nhất trong đời người. Lứa tuổi 20 là quãng thời gian khó khăn trong đời bạn. Nên học lấy bài học trên trong độ tuổi này thì hơn.
“Xin người khác giúp đỡ với vẻ ngại ngùng cho thấy: Anh có quyền định đoạt số phận của tôi. Đòi hỏi người khác giúp mình với vẻ trịch thượng cho thấy: Tôi có quyền định đoạt số phận của anh. Nhưng ngỏ lời yêu cầu được giúp đỡ với vẻ biết ơn cho thấy: Chúng ta có quyền giúp đỡ nhau.”
13. The Marriage Plot – Jeffrey Eugenides
(Tạm dịch: Kịch bản hôn nhân)
The Marriage Plot đưa ra câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra khi quãng thời gian dành cho các cuốn sách với những lời văn miêu tả tình yêu được lý tưởng hóa và mái trường đại học, thiên đường nơi hạ giới, đi đến hồi kết.
“Nỗi chán chường giống như một vết bầm không bao giờ hết thâm. Một vết bầm trong trí óc bạn. Bạn chỉ việc để ý cẩn thận đừng chạm vào những chỗ nó khiến bạn đau đớn. Thế nhưng, nó sẽ mãi luôn còn đó.”
14. Walden – Henry David Thoreau
Trong một thế giới đầy rẫy những trò tiêu khiển và những lời khai báo, quyết định “sống thong dong” của Thoreau có lẽ ở thời đại này sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
“Nếu một người tự tin dấn bước trên con đường thực hiện ước mơ của mình và ra sức sống cuộc đời anh ta hằng mường tượng, thì anh ta sẽ bất ngờ có được thành công vào những thời khắc bình thường.”
15. Not That Kind of Girl – Lena Dunham
(Tạm dịch: Không phải loại gái đó)
Những câu truyện có đôi lúc vô cùng chân thật của tác giả đưa ra một cái nhìn thấu suốt về thế giới chúng ta đang sống. Bởi một cô gái ở độ tuổi 20 dành cho những bạn trẻ trong lứa tuổi 20.
Xem thêm: Em Hãy Viết Thư Cho Một Người Bạn Để Bạn Hiểu Về Đất Nước Mình Hay Nhất
“Với tôi, không có việc làm nào dũng cảm hơn việc một người thông báo với công chúng rằng chuyện của mình là điều đáng được kể cho nghe, nhất là khi đó lại là một người phụ nữ.”
16. His Dark Materials – Philip Pullman
(Bộ ba tiểu thuyết “Vật chất tối của Chúa” (tập 1: Ánh sáng Phương Bắc – tập 2: Thanh gươm huyền bí – Tập 3: Bắc Cực quang) – Người dịch: Nhật Thu – NXB Văn hóa Sài Gòn)
Bộ truyện giả tưởng đưa ra giả thiết nếu linh hồn của chúng ta hiển thị dưới dạng vật chất mà tất cả mọi người ai cũng nhìn thấy được thì cơ sự sẽ thế nào.
“Và khi chúng ta tìm thấy nhau lần nữa, chúng ta sẽ gắn chặt với nhau, chặt đến mức không có thứ nào và không một ai chia tách chúng ta ra được.”
17. The Year of Magical Thinking – Joan Didion
(tạm dịch: Năm của tư duy ảo diệu)
Một lời nhắc nhớ chúng ta phải biết đánh giá đúng tầm quan trọng của gia đình, đi du lịch và năm bắt lấy những cơ hội – bởi ta sẽ không bao giờ biết được cuộc đời mình có thể biến đổi nhanh chóng đến mức nào.
“Chúng ta là những thực thể không hoàn hảo và chẳng bất tử, nhận thức về cái chết đồng thời với lúc ta xô nó đi, thất bại bởi sự rắc rối của mình, căng thẳng đến nỗi khi chúng ta than khóc cho những gì mình mất mát thì chúng ta cũng than khóc cho chính mình, bất chấp hậu quả có ra sao.”
18. The Myths of Happiness – Sonja Lyubomirsky
(tạm dịch: Truyện thần thoại về Hạnh phúc)
Một cách điều chỉnh rất đỗi cần thiết đối với việc kiếm tìm hạnh phúc trong thế giới đầy rẫy nỗi âu lo.
“Không có điều gì trên đời này quan trọng bằng điều bạn hiểu trong lúc bạn đang suy nghĩ về nó.”
19. American Gods – Neil Gaiman
(Tạm dịch: Những người Mỹ được tôn sùng)
Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời khai thác ý tưởng về thực hiện một cuộc hành trình và khám phá xem mình thực sự là người như thế nào. Giống như Chuyến du hành hoang dã của Strayed, tác phẩm này như một lời nhắc chúng ta nhớ đến mối liên hệ giữa du lịch và khám phá bản thân.
“Tôi tin rằng đời là một trò chơi, rằng đời là một trò đùa tàn nhẫn, rằng đời là những sự việc diễn ra khi ta đang sống và rằng ta cũng có thể ngả lưng và tân hưởng nó.”
20. The Defining Decade – Meg Jay
(Tạm dịch: Thập kỷ minh định)
Những vấn đề của lứa tuổi 20. Nhiều lắm. The Defining Decade là một cái nhìn dễ tiếp cận, có tính khoa học về cách thức thu xếp những vấn đề ấy một cách tốt nhất và gây dựng cho mình một cuộc sống mà bản thân thực sự mong muốn.
“Lứa tuổi 20, lứa tuổi không cảm thấy lo lắng và bất tài trong công việc, thường là quá tự tin hoặc không sử dụng hết năng lực vốn có.”
21. Ready Player One – Ernest Cline
(Tạm dịch: Tay chơi sẵn sàng)
Chuyện gì sẽ xảy ra khi thế giới trở nên tăm tối đến mức con người không còn làm gì khác ngoài việc kiếm tìm cho ra một thiên đường trên mạng trực tuyến? Thậm chí, còn hơn thế nữa, chuyện gì sẽ xảy ra khi những người sử dụng máy tính bị lôi ngược trở về thế giới xấu xa mà họ đã từng tránh né?
“Chẳng ai có được thứ mình cần và điều ấy thật thú vị.”
22. Of Human Bondage – W. Somerset Maugham
(Kiếp người – Người dịch: Hoàng Túy, Nguyễn Xuân Phương – NXB Văn Nghệ Tp.HCM- 2000)
Kiệt tác này của Maugham xoáy sâu vào 3 yếu tố trong tình yêu — yêu vì bản thân, yêu vì người khác và tình yêu của con người — theo cách mà đến thời nay vẫn còn phù hợp.
“Bí ẩn cuộc đời sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu như bạn không tự mình tìm thấy.”
23. Giovanni’s Room – James Baldwin
(Tạm dịch: Căn phòng của Giovanni)
Một câu chuyện cảm động sâu sắc về tình yêu, sự tan vỡ trong tình yêu, sự ghét bỏ và là một tác phẩm kinh điển trong nền văn học viết về giới đồng tính.
“Thật không may, con người ta không thể hư cấu ra các bến đỗ cuộc đời, người yêu, bạn bè huống chi là cha mẹ của mình. Cuộc đời ban cho ta những con người này và cũng sẽ mang họ đi và điều khó khăn nhất là nói lời đồng ý với cuộc đời.”
24. Hyperbole and a Half – Allie Brosh
(Tạm dịch: Phép ngoa dụ và nửa đô)
Một cái ngoái nhìn về những tình huống lạ lùng, đáng tiếc, thậm chí còn là lập dị nữa của giới thanh niên. Một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của cách nhìn nhận rằng ta sẽ có được chí ít cũng là những câu chuyện tuyệt vời trên đường đời.
“Tôi đã từng luôn muốn mình quan tâm đến thứ gì đó hay một ai đó. Trong lúc vô cớ vùi mặt vào gối khóc ròng một cách tuyệt vọng, tôi thường mơ mộng viển vông rằng biết đâu sẽ tới một ngày tôi có thể trở thành một trong những kẻ kỳ quặc khắc kỷ ấy, những kẻ mà cảm xúc của họ hầu như chỉ bao gồm nhạc rock và không sợ hãi gì.”
25. Exit Here – Jason Myers
(tạm dịch: Ra khỏi đây)
Exit Here không phải là một câu chuyện có cái kết hậu, nhưng là một cái nhìn chân thật về những điều sẽ xảy ra khi bạn nhận ra rằng cuộc sống của mình không giống hệt như những gì bạn hằng mơ ước.
“Xét theo nghĩa nào đó, tôi mất hết tất cả, nhưng nếu ta lật ngược hết toàn bộ mọi chuyện thì xét về khía cạnh tuyệt vời của số phận, có lẽ tôi đã tiếp thu được điều quan trọng nhất – đó là sự thực.”
26. Half Broke Horses – Jeannette Walls
(Tạm dịch: Những chú ngựa chưa thuần thục)
Một câu chuyện về sự bền chí của một người phụ nữ trong việc chống đối lại thái độ hà khắc dưới mọi hìn thức. Một câu chuyện khiến “bạn cho rằng sau cùng cứ phải tìm hiểu tường tận thế giới xa xưa này thì mới có thể hiểu được.”
“Điều quan trọng nhất trong đời là học biết được cách ngã.”
27. A Single Man – Christopher Isherwood
(Người cô độc, Youth Books phát hành, 2012)
Một ngày trong đời của một anh chàng độc thân, nhưng đó là câu chuyện nhiều tình tiết hấp dẫn về sự mất mát, nỗi đau buồn và niềm vui thú tồn tại ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.
“Một vài lần trong đời, tôi đã có những khoảnh khắc cực kỳ thông suốt. Chúng kéo tôi trở về với hiện tại và tôi nhận ra rằng mọi thứ sẽ hệt như đã định.”
28. One Hundred Years of Solitude – Gabriel García Márquez
(Trăm năm cô đơn – Người dịch: Trung Đức, Đình Lợi & Quốc Dũng – NXB Văn học – tái bản 2011)
Sự điên rồ ở lứa tuổi 20 có thể sẽ khiến cho nhận thức về thời đại của bạn bị sai lệch. Trăm năm cô đơn là một tác phẩm có cái nhìn vô cùng sâu sắc về bản chất của thời đại, lịch sử, nỗi cô đơn và về quá khứ luôn hiệu hữu.
“Một phút giảng hòa có giá trị còn hơn cả một đời làm bạn!”
29. Bird by Bird: Some Instructions on Writing and Life – Anne Lamott
(Tạm dịch: Những chú chim ở cạnh nhau: Một vài chỉ dẫn về văn phong và cuộc đời)
Độ tuổi 20 của bạn là một khoảng thời gian náo động. Đây là một cuốn cẩm nang chỉ dẫn bạn nắm bắt mọi chuyện từng bước từng bước một – và giúp bạn biến ước mơ của mình thành hiện thực.
“Sách giúp chúng ta hiểu được mình là người thế nào và cách cư xử của mình ra sao. Sách cho ta biết tập thể và tình bằng hữu nghĩa là gì; chúng chỉ cho ta cách sống và cách chết.”
30. East of Eden – John Steinbeck)
(Phía đông Vườn địa đàng – Người dịch: Đinh Văn Quý – NXB Văn hóa Thông tin – 2003)
Là sự suy ngẫm về một quá khứ luẩn quẩn không thể tránh khỏi và một tương lai mới mẻ, khác biệt và chỉ thuộc về mình mình.
“Và giờ đây, cậu không cần phải hoàn hảo, cậu có thể là người tốt.”
31. Native Son – Richard Wright
(Tạm dịch: Đứa con trai người bản xứ)
Hệ tâm lý xã hội đương đầu với nạn phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ. Một lời biện hộ chiếu cố đến những ảnh hưởng của xã hội đến những người bị áp bức và bị tước quyền công dân.
“Loài người có thể bị chết đói do thiếu sự tự nhận thức cũng nhiều như do thiếu cái ăn.”
32. Demian – Hermann Hesse
(Tuổi trẻ băn khoăn – Người dịch: Hoài Khanh – NXB Ca Dao – 1968)
Một cuộc tranh đấu cho việc tự nhận thức trong một thế giới thiển cẩn một cách u mê, Tuổi trẻ băn khoăn là một tác phẩm không bao giờ lạc hậu.
“Con chim chiến đấu để tìm cách thoát ra khỏi vỏ trứng. Quả trứng là thế giới. Những ai chào đời ắt phải phá hủy thế giới trước đã.”
33. The Solitude of Prime Numbers – Paolo Giordano
(Nỗi cô đơn của các số nguyên tố – Người dịch: Lê Thúy Hiền – NXB Văn học và Nhã Nam – 2009)
Trong số chúng ta có ai mà không từng tự hỏi liệu cô đơn có phải là số phận của mình hay không? Cuốn tiểu thuyết của Giordano đã đề cập đến nỗi cô đơn ấy cũng như mặt đối lập của nó và xoay quanh hai phạm trù này.
“Những chọn lựa được đưa ra trong vài giây ngắn ngủi và phải trả giá trong suốt quãng đời còn lại.”
34. The Fall – Albert Camus
(Sa đọa – Người dịch: Trần Thiện Đạo – NXB Hội nhà văn – 1995)
Là một cái nhìn vào bản chất của sự thật và xem xét ý nghĩa của việc làm “người tốt”. Sa đọa mang đến cho đời thứ chủ nghĩa lý tưởng hóa hủy diệt tâm hồn mà lứa tuổi 20 sau khi tốt nghiệp phải đối mặt – và cảm nhận về sự mất mát đi cùng với nó.
“Sự thành công và niềm hạnh phúc của anh sẽ tha thứ cho anh chỉ với điều kiện anh bằng lòng chia sẻ chúng một cách hào phóng.”
35. Is Everyone Hanging Out Without Me? (And Other Concerns) – Mindy Kaling
(Tạm dịch: Mọi người vẫn chơi bời mà không có tôi sao? (Và những điều băn khoăn khác))
Là lời khuyên nhưng không giống như kiểu bảo ban của bố mẹ bạn – nó giống với dạng giải trí mà bạn thực sự cần về những điều mà bạn thực sự quan tâm.
“Có một người bạn có nhiều điểm chung còn hơn có ba người bạn mà phải đánh vật tìm ra chuyện để tám.”